Khi làm ra sản phẩm, kẹo bông gòn không có màu nhưng lại còn nguyên vẹn hương và vị của trái cây. Tôi tuyệt đối không dùng hóa chất vì sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe con trẻ", ông Bảy nói.
"Cần câu cơm" của cụ ông tuổi 93
Nhà ông trong con hẻm rất sâu ở đường Tôn Đản (phường 8, quận 4, TP.HCM).. Nhà nhỏ nhưng khang trang với 2 tầng lầu.
Kẹo bông đường Pichio là một sản phẩm kẹo bông hiện đại với nhiều hình ảnh đẹp, hiện đại hơn.
Chúng tôi bước vào nhà. Ngay phòng khách chiếc ti vi màu mới toanh, thật lớn đang phát ra chương trình văn nghệ. "Xin cho chúng tôi được gặp ông Bảy", tôi nói. Ông đứng dậy: "Tôi đây" rồi lấy ghế mời khách...
Nhìn ông, tôi không tin ông đã bước vào tuổi 93. Ông rất lanh lợi, hoạt bát với mái tóc bạc, trán cao, đôi lông mày rậm. Ông không cao nhưng thân hình nở nang rắn chắc. Giọng nói ông thật hiền như gương mặt của ông.
Ông Huỳnh Văn Bảy, 93 tuổi nhiều chục năm sống với nghề kẹo bông gòn
|
93 tuổi, ông vẫn rất minh mẫn, sức khỏe còn tráng kiện. Tôi không nói lớn nhưng ông nghe không sót một tiếng. Nụ cười luôn nở trên môi, ông nhẹ nhàng hé lộ cho chúng tôi biết một chút duyên đến với nghề.
Tên đầy đủ của ông là Huỳnh Văn Bảy, quê Cai Lậy (Tiền Giang). Ông có 4 người con. Người lớn nhất đã ngoài 60 tuổi. Tất cả đều có gia thất và sự nghiệp. Ông sống trong căn nhà này với bà và bầy cháu...
"Tôi là người quen lao động từ nhỏ. Mặc dù các con tôi có thể cưu mang cả cha mẹ nhưng chúng tôi từ chối. Mình còn khỏe, còn làm được thì tại sao không làm mà phải làm phiền đến con cái. Hàng ngày tôi đi bán kẹo bông gòn. Bà nhà tôi ở nhà lo cơm nước giặt giũ. Tối về vợ chồng bên nhau. Tuổi già hạnh phúc như thế thì có ai bằng", ông chậm rãi kể lại chuyện đời mình.
Kẹo bông gòn làm từ đường cát trắng. Đường được bỏ vào cối, đốt nóng lên chảy thành nước rồi ly tâm. Cối cứ quay đều quăng ra từng sợi mảnh mai như sợi bông gòn. Mình chỉ cần cầm que tre hứng từng sợi như thế quấn lại thành chùm. Nói nghe rất dễ nhưng không dễ làm. Còn nhiều xảo thuật nữa mới cho ra một sản phẩm tốt được.
Hộp đựng nguyên liệu |
"Quê tôi chuyên canh mía đường. Tôi từng trải qua lao động chặt mía, ép mía. Tôi cũng từng đứng lò nấu đường. Qui trình làm đường thật ra cũng đơn giản. Sau nhiều lần nấu, đường bắt đầu kết tinh thành hạt lẫn trong nước mật đường. Công việc sau cùng của tôi là cho cả hỗn hợp đường và mật mía vào cối ly tâm để lấy đường cát. Trong một lần tình cờ, tôi phát hiện ra cách làm kẹo bông gòn...
Năm ấy, tôi mới 22 tuổi. Tôi không làm công nhân làm đường nữa, đánh bạo sắm một xe đẩy tay trang bị đầy đủ dụng cụ đến cửa các trường học bắt đầu bày bán. Những mẻ kẹo bông gòn đầu tiên đã được các học sinh đón nhận một cách nhiệt tình làm tôi phấn khởi. Nhưng không phải thế là đủ. Nằm đêm tôi suy nghĩ thêm nhiều cách để có được những mẻ sản phẩm tốt hơn, ngon hơn và bổ dưỡng hơn.
Bán ở quê nhà một thời gian, tôi thấy cần phát triển hơn nên đã lên Sài Gòn. Nơi đây trường học nhiều, học sinh đông và với sản phẩm mới lạ này tôi đã đạt được những kết quả không ngờ', ông tiếp tục kể.
Mấy chục năm buôn bán lãi được hai chữ "ông ngoại"
Nghe ông kể đến đây làm tôi sực nhớ đến thời học sinh của mình. Thuở ấy, mỗi lần tan học trước cổng trường tiểu học Tân Định lúc nào cũng có một xe kẹo bông gòn. Lũ học trò chúng tôi xúm vào. Mỗi đứa một cây. Cầm cây kẹo, từng nhúm bông gòn cho vào miệng. Kẹo que hạnh Phúc Pichio cũng đã được nghe ông kể lại câu chuyện này. Ngậm lại. Bông giòn tan chảy ngọt lịm... Chúng tôi mê kẹo này lắm.
EmoticonEmoticon